Trasolu

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Dược sỹ tư vấn 24/7.

Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá tốt nhất

Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.

Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.

Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (trọng lượng <2kg)


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất: 2024-05-17 15:11:15

Thông tin dược phẩm

Nhà sản xuất:
Số đăng ký:
VD-33290-19
Hoạt chất:
Xuất xứ:
Việt Nam
Đóng gói:
Hộp 10 ống x 2ml
Dạng bào chế:
Dung dịch tiêm/truyền

Video

Trasolu là thuốc gì?

  • Trasolu là thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền - một sản phẩm của Công ty cổ phần dược Danapha có công dụng điều trị các cơn đau vừa đến đau nặng. Trong quá trình sử dụng Trasolu có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như đau nửa đầu, tụt huyết áp, buồn nôn, táo bón, căng thẳng thần kinh,... Không nên dùng đồng thời Trasolu với thuốc Naloxon, vì có thể thúc đẩy cơn co giật.

Thông tin cơ bản

  • Xuất xứ: Việt Nam

  • Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược Danapha

  • Số đăng ký: VD-33290-19

  • Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau

Thành phần

  • Tramadol HCl 100mg/2ml

Dạng bào chế

  • Dung dịch tiêm

Công dụng của Trasolu

Công dụng:

  • Ðau vừa đến đau nặng, đau sau chuẩn đoán hay phẫu thuật.

Đối tượng sử dụng:

  • Người trưởng thành và trẻ em mắc bệnh kể trên nhận được chỉ định của bác sĩ.

Không dùng Trasolu cho những đối tượng nào?

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc có phản ứng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của Trasolu.

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc thuộc nhóm opioid.

  • Người đang dùng thuốc chống trầm cảm nhóm IMAO trong thời gian gần ( ngừng thuốc chưa được 15 ngày).

  • Suy hô hấp nặng, suy gan nặng.

  • Trẻ em dưới 15 tuổi.

  • Động kinh chưa được kiểm soát.

  • Người nghiện opioid

Hướng dẫn sử dụng

  • Người lớn

    • Người lớn, trẻ em > 14 tuổi: 100mg/lần tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch chậm. Liều tối đa 400mg/ngày. Mũi tiêm sau cách mũi tiêm trước từ 30-60 phút.

    • Điều trị sau phẫu thuật, Liều khởi đầu 100mg, sau đó cứ cách 10 - 20 phút lại dùng 50mg, nếu cần cho tới tổng liều tối đa 250 mg (bao gồm cả liều khởi đầu) trong giờ đầu tiên, sau đó cứ 4 - 6 giờ dùng 50 - 100 mg. Tổng liều không vượt quá 600mg/ngày.

  • Trẻ em

    • Trẻ em > 1 tuổi: Liều tiêm 1 - 2 mg/kg thể trọng.

  • Đối tượng khác
    • Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận: Điều chỉnh liều theo độ thanh thải Creatinin.

    • Độ thanh thải creatinin < 30ml/phút: 200mg/ngày chia 2 lần, cách nhau 12h.

    • Độ thanh thải creatinin < 10ml/phút: Không được dùng Trasolu.

    • Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan nặng: 100mg/ngày, chia 2 lần, cách 12 giờ/lần.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Trasolu

  • Những người có tiền sử sốc phản vệ với codein hoặc các opioid khác khi dùng Trasolu dễ có nguy cơ sốc phản vệ.

  • Người bệnh có bất kỳ phản ứng dị ứng nào bao gồm ngứa, nổi mề đay, co thắt phế quản, phù mạch, hoại tử biểu bì và hội chứng Stevens Johnson. Người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

  • Người có tiền sử lệ thuộc opioid, nếu dùng Trasolu sẽ gây phụ thuộc thuốc trở lại.

  • Trường hợp người bệnh cần thiết phải phối hợp với các thuốc ức chế thần kinh trung ương thì phải giảm liều Trasolu.

  • Mặc dù, Trasolu gây ức chế hô hấp kém morphin nhưng khi dùng liều cao hoặc kết hợp với các thuốc gây mê, rượu sẽ làm tăng nguy cơ ức chế hô hấp.

  • Những người bệnh có biểu hiện của tăng áp lực sọ não hoặc chấn thương vùng đầu khi dùng Trasolu cần phải theo dõi trạng thái tâm thần cẩn thận.

  • Người có chức năng gan, thận giảm cần phải giảm liều Trasolu.

  • Nguy cơ nghiện thuốc nếu dùng Trasolu liên tiếp quá 7 ngày. Theo dõi các triệu chứng nghiện thuốc trên bệnh nhân ( Người bệnh thèm thuốc, tìm kiếm thuốc, và tự ý tăng liều thuốc).

  • Sử dụng đồng thời Trasolu làm tăng nguy cơ co giật ở bệnh nhân dùng: các chất ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (thuốc chống trầm cảm SSRI hoặc anorectics), thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs), và các hợp chất tricyclic khác (ví dụ, cyclobenzaprine, promethazin,...), các opioid khác.

  • Sử dụng Trasolu có thể làm tăng nguy cơ co giật ở bệnh nhân đang dùng: thuốc ức chế MAO, thuốc an thần kinh, hoặc các loại thuốc khác làm giảm ngưỡng co giật.

  • Nguy cơ hội chứng Serotonin: Sự phát triển của hội chứng serotonin đe dọa tính mạng có thể xảy ra khi sử dụng các thuốc có Trasolu, đặc biệt sử dụng đồng thời Trasolu với những thuốc serotonergic như SSRIs, SNRIs, TCAs, MAOIs, và triptans, các thuốc này làm giảm chuyển hóa của serotonin (bao gồm MAOIs), và làm giảm sự chuyển hóa của Trasolu (các chất ức chế CYP2D6 và CYP3A4).

  • Phản ứng phản vệ của Trasolu thường xảy ra sau liều đầu tiên. Bệnh nhân có tiền sử phản ứng phản vệ với codein và các opioid khác có thể có nguy cơ cao và không nên dùng Trasolu.

  • Không nên dùng đồng thời Trasolu với thuốc Naloxon, vì có thể thúc đẩy cơn co giật.

  • Đối với phụ nữ có thai: Do thuốc đi qua được nhau thai nên không dùng thuốc trước khi chuyển dạ hoặc trong khi chuyển dạ, trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ khi lợi ích đem lại lớn hơn nguy cơ của thuốc mang lại. Phụ nữ mang thai nếu dùng Trasolu dài ngày có thể gây nghiện thuốc và hội chứng cai cho trẻ sau khi sinh.

  • Đối với phụ nữ cho con bú: Thuốc Trasolu vào được sữa mẹ. Vì sự an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bà mẹ không nên dùng thuốc Trasolu trong thời kỳ cho con bú.

  • Đối với người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc Trasolu làm giảm sự tỉnh táo. Do vậy không dùng thuốc khi lái tàu xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao hoặc những công việc cần sự tỉnh táo.

Tác dụng phụ

  • Tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng thuốc Trasolu như sau:

    • Hệ thần kinh: Khó chịu, lo lắng, bồn chồn, lú lẫn, căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ.

    • Hệ tiêu hóa: Chán ăn, chướng bụng, táo bón, có thể kèm theo nôn, buồn nôn, đau bụng.

    • Hệ cơ xương khớp: tăng trương lực cơ.

  • Tác dụng không mong muốn ít gặp của Trasolu như sau:

    • Toàn thân và trên da: Dị ứng, sốc phản vệ, giảm cân, hạ huyết áp tư thế đứng.

    • Hệ thần kinh - tâm thần: Mất trí nhớ, rối loạn nhận thức, trầm cảm, khó tập trung, ảo giác, dáng đi bất thường, co giật, run, có xu hướng nghiện thuốc, ngất.

    • Hệ tim mạch: rối loạn nhịp tim, thay đổi về các sóng điện tim trên điện tâm đồ, nhịp tim nhanh.

    • Hệ tiết niệu sinh dục: Khó tiểu tiện, rối loạn kinh nguyệt.

  • Tác dụng không mong muốn hiếm gặp của Trasolu như sau:

    • Hệ tim mạch: nhồi máu cơ tim, tụt huyết áp.

    • Hệ thần kinh: Đau nửa đầu.

    • Hệ tiêu hóa và trên gan: viêm gan, viêm niêm mạc miệng.

  • Tác dụng phụ nếu đột ngột ngừng thuốc Trasolu có thể xảy ra:

    • Ban đầu thường xuất hiện các triệu chứng như trong hội chứng cai thuốc bao gồm: tình trạng kích động, lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, tăng động, run và triệu chứng tiêu hóa.

    • Các triệu chứng hiếm gặp hơn có thể có bao gồm: cơn hoảng loạn, lo lắng nghiêm trọng, ảo giác, dị cảm, ù tai và các triệu chứng thần kinh trung ương bất thường khác.

Tương tác thuốc

  • Thuốc ức chế thần kinh trung ương, rượu, cimetidine, IMAO, pethidine.

Cách bảo quản

  • Giữ thuốc Trasolu được đóng kín và để ở nơi không tiếp xúc với không khí.

  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

Sản phẩm tương tự

Nguồn: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc/index

Để biết thêm về giá của thuốc Trasolu vui lòng liên hệ qua website: Xuongkhoptap.com hoặc liên hệ qua hotline: 0971899466 hoặc nhắn tin qua Zalo: 0901796388.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Những thông tin trên không thể thay thế cho lời khuyên y tế. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn về các tương tác có thể xảy ra với tất cả các loại thuốc theo toa, không kê đơn, vitamin... mà bạn đang sử dụng.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ