Omefort 20

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Dược sỹ tư vấn 24/7.

Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá tốt nhất

Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.

Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.

Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (trọng lượng <2kg)


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất: 2024-05-23 16:45:16

Thông tin dược phẩm

Nhà sản xuất:
Số đăng ký:
VD-26241-17
Hoạt chất:
Xuất xứ:
Việt Nam
Đóng gói:
Hộp 3 vỉ x 10 viên; hộp 10 vỉ x 10 viên; lọ 100 viên
Hạn dùng:
36 tháng
Dạng bào chế:
Viên nang cứng

Video

Omefort 20 là thuốc gì?

  • Omefort 20 là thuốc thuộc nhóm thuốc tiêu hóa được sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, loét đường tiêu hóa, viêm dạ dày,... được bào chế dưới dạng viên nang cứng từ thành phần chính là Omeprazol 20mg. Omefort 20 có thể làm giảm sự hấp thu vitamin B12 chính vì thế cần cân nhắc khi sử dụng thuốc ở những bệnh nhân có lượng dự trữ vitamin B12 giảm hoặc có nguy cơ giảm hấp thu vitamin B12 khi điều trị dài hạn. Quá trình điều trị bằng thuốc uống hoặc insulin đôi khi có thể thay đổi tuỳ thuộc tình trạng dung nạp đường.

Thông tin cơ bản

  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình
  • Số đăng ký: 893110369623
  • Nhóm thuốc: Tiêu hóa 

Thành phần

  • Omeprazol (dưới dạng vi hạt bao tan trong ruột 8,5% Omeprazol) 20mg

Omeprazol là một loại thuốc chủ yếu được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày và dạ dày-tuỵ như loét dạ dày, viêm dạ dày, và bệnh trào ngược dạ dày-tuỵ (GERD). Nó thuộc về nhóm thuốc gọi là các chất ức chế bơm proton (Proton Pump Inhibitors - PPIs), hoạt động bằng cách giảm lượng axit tiêu hóa được sản xuất trong dạ dày.

Dạng bào chế

  • Viên nang cứng

Công dụng của Omefort 20

Công dụng:

  • Thuốc Omefort 20 có công dụng trong điều trị các bệnh lý sau đây:
    • Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản;
    • Điều trị loét đường tiêu hóa;
    • Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.

Đối tượng sử dụng:

  • Người trưởng thành và trẻ em mắc bệnh kể trên nhận được chỉ định của bác sĩ.

Không dùng Omefort 20 những đối tượng nào?

  • Thuốc Omefort 20 không chỉ định ở những người quá mẫn với hoạt chất Omeprazol, Esomeprazol, dẫn xuất Benzimidazol khác hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Hướng dẫn sử dụng

  • Liều lượng và cách sử dụng thuốc Omefort 20
  • Bạn nên uống thuốc Omefort 20 nên nguyên viên, không nghiền nát hay nhai.
  • Liều lượng thuốc Omefort 20 trong giảm triệu chứng khó tiêu do acid:
  • Uống liều 10 hoặc 20 mg/ngày trong 2-4 tuần.
  • Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản:
  • Liều thông thường: Uống liều 20 mg x 1 lần/ngày trong 4 tuần, nếu chưa khỏi bệnh thì uống thêm 4-8 tuần. Trong trường hợp người bệnh bị viêm thực quản dai dẳng thì có thể uống liều 40 mg/ngày;
  • Liều duy trì sau khi khỏi chứng trào ngược acid là 10 mg/ngày còn viêm thực quản là 20 mg x 1 lần/ngày.
  • Điều trị loét đường tiêu hóa:
  • Liều đơn: Uống 20 mg/ngày hoặc 40 mg/ngày trong trường hợp bệnh nặng. Tiếp tục điều trị thêm 4 tuần đối với loét tá tràng và 8 tuần nếu bị loét dạ dày. Liều duy trì: Dùng 10-20 mg x 1 lần/ngày.
  • Diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori trong loét đường tiêu hóa:
  • Phối hợp với các thuốc kháng sinh khác trong liệu pháp đôi hay ba thuốc. Liệu pháp đôi dùng liều Omeprazol 20 mg x 2 lần/ngày trong 2 tuần; liệu pháp ba uống liều Omeprazol 20 mg x 2 lần/ngày trong 1 tuần.
  • Chữa bệnh loét dạ dày do sử dụng thuốc kháng viêm không Steroid:
  • Dùng liều 20 mg/ngày.
  • Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison:
  • Liều uống 60 mg x 1 lần/ngày, điều chỉnh khi cần thiết.
  • Phần lớn bệnh nhân sẽ được kiểm soát hiệu quả ở liều từ 20-120 mg/ngày, nhưng một số trường hợp cũng có thể dùng liều lên đến 120 mg x 3 lần/ngày.
  • Đối với liều dùng mỗi ngày trên 80 mg nên chia làm 2 lần.
  • Phòng ngừa hít phải acid trong quá trình gây mê thông thường:
  • Dùng liều 40 mg vào buổi tối trước khi phẫu thuật và 2-6 giờ trước khi tiến hành thì uống thêm 1 liều 40mg
  • Bệnh nhân suy chức năng thận:
  • Không cần phải điều chỉnh liều Omefort 20 ở bệnh nhân suy chức năng thận.
  • Liều dùng Omefort 20 ở bệnh nhân suy gan:
  • Uống liều 10-20 mg/ngày.
  • Người cao tuổi trên > 65 tuổi:
  • Không cần điều chỉnh liều Omefort 20 ở người cao tuổi.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Omefort 20

  • Nếu người bệnh có các triệu chứng như sụt cân, nôn kéo dài, khó nuốt, nghi ngờ hoặc đang bị loét dạ dày thì cần loại trừ khả năng bị u ác tính;
  • Không khuyến cáo dùng Omefort phối hợp với thuốc ức chế bơm Proton (PPI) và Atazanavir. Nếu việc dùng phối hợp là cần thiết thì phải theo dõi chặt chẽ các biểu hiện lâm sàng;
  • Omefort có thể làm giảm sự hấp thu vitamin B12. Vì vậy, nên cân nhắc sử dụng thuốc Omefort ở những bệnh nhân có lượng dự trữ giảm hoặc nguy cơ giảm hấp thu vitamin B12 nếu điều trị trong thời gian dài;
  • Đã có trường hợp hạ magnesi huyết nặng ở người bệnh điều trị với các thuốc ức chế bơm Proton trong ít nhất 3 tháng và hầu hết các trường hợp điều trị khoảng 1 năm. Các triệu chứng của hạ magnesi huyết nặng bao gồm mệt mỏi, co giật và co cứng cơ, mê sảng, choáng váng, loạn nhịp thất. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau khi bổ sung magnesi và ngưng dùng các thuốc ức chế bơm Proton;
  • Đối với phụ nữ có thai, trên nghiên cứu thực nghiệm không thấy Omefort có khả năng gây dị tật và độc với bào thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, không nên dùng thuốc Omefort cho phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Không khuyến cáo sử dụng thuốc Omefort ở người cho con bú. Vì thuốc có khả năng đi vào tuyến sữa và gây độc cho trẻ bú mẹ.
  • Thuốc Omefort có thể xảy ra các tác dụng phụ như chóng mặt và rối loạn thị giác. Do đó, tốt nhất là người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ

  • Các tác dụng phụ thường gặp:
    • Đau nhức đầu, buồn ngủ và chóng mặt.
    • Buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
    • Tác dụng phụ ít gặp khi sử dụng thuốc Omefort 20:
    • Mất ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, lú lẫn;
    • Nổi mày đay, phát ban;
    • Tăng transaminase có hồi phục.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp khi dùng thuốc Omefort 20:
    • Đổ mồ hôi, phù ngoại biên và mạch, sốt, sốc phản vệ;
    • Giảm bạch cầu và tiểu cầu, giảm toàn bộ tế bào máu, mất bạch cầu hạt;
    • Lú lẫn, ảo giác, kích động, trầm cảm, rối loạn thính giác;
    • Chứng vú to ở đàn ông.
    • Viêm dạ dày;
    • Nhiễm nấm Candida, khô miệng.
    • Viêm gan vàng hoặc không vàng da, bệnh não gan;
    • Co thắt phế quản;
    • Đau khớp và cơ;
    • Viêm thận kẽ.

Tương tác thuốc

  • Phải ngưng hormone tránh thai khi chỉ định HRT. Phải hướng dẫn để bệnh nhân sử dụng biện pháp tránh thai khác nếu cần.
  • Khi điều trị kéo dài một số thuốc có tác dụng cảm ứng men gan (thí dụ một số thuốc chống co giật và thuốc kháng khuẩn) có thể làm tăng độ thanh thải của hormone sinh dục và do đó làm giảm triệu chứng lâm sàng. Những thuốc có thể gây cảm ứng men gan như vậy là hydantoin, các barbiturat, primidon, carbamazepin và rifampicin. Những chất nghi ngờ có tác dụng này là oxcarbazepin, topiramat, felbamat và griseofulvin. Tác dụng cảm ứng men gan của các thuốc này đạt được tối đa nói chung không sớm hơn 2-3 tuần nhưng lại kéo dài ít nhất 4 tuần sau khi ngừng điều trị.
  • Trong một số ít trường hợp, mức estradiol bị giảm khi dùng đồng thời với một số kháng sinh (thí dụ: các penicillin và tetracyclin).
  • Các chất mà quá trình chuyển hóa có trải qua giai đoạn liên hợp glucuronic (thí dụ: paracetamol) có thể làm tăng khả dụng sinh học của estradiol do ức chế cạnh tranh hệ men liên hợp trong quá trình hấp thu thuốc.
  • Trong một số trường hợp cá biệt, nhu cầu về thuốc chống đái tháo đường dạng uống hoặc insulin có thể thay đổi do ảnh hưởng của thuốc này lên khả năng dung nạp glucose.
  • Tương tác với rượu: Uống một lượng lớn rượu trong khi điều trị với HRT có thể dẫn tới tăng mức estradiol trong máu.
  • Tương tác với các test xét nghiệm: Dùng steroid sinh dục có thể ảnh hưởng tới các thông số sinh hóa, thí dụ khi thử chức năng gan, tuyến giáp, thượng thận, thận; thay đổi mức protein huyết tương của những protein liên kết thuốc như corticosteroid binding globulin và các hợp phần lipid/lipoprotein, các thông số của chuyển hóa hydrat carbon, thông số đông máu và tiêu fibrin.

Cách bảo quản

  • Giữ thuốc Omefort 20 được đóng kín và để ở nơi không tiếp xúc với không khí.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

Sản phẩm tương tự

Nguồn: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc/index

Để biết thêm về giá của thuốc Omefort 20 vui lòng liên hệ qua website: Xuongkhoptap.com hoặc liên hệ qua hotline: 0971899466 hoặc nhắn tin qua Zalo: 0901796388


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Những thông tin trên không thể thay thế cho lời khuyên y tế. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn về các tương tác có thể xảy ra với tất cả các loại thuốc theo toa, không kê đơn, vitamin... mà bạn đang sử dụng.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ