Lamuzid 500/5

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Dược sỹ tư vấn 24/7.

Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá tốt nhất

Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.

Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.

Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (trọng lượng <2kg)


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất: 2024-06-01 11:17:54

Thông tin dược phẩm

Nhà sản xuất:
Số đăng ký:
893110056523
Hoạt chất:
Xuất xứ:
Việt Nam
Đóng gói:
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Hạn dùng:
36 tháng
Dạng bào chế:
Viên nén bao phim

Video

Lamuzid 500/5 là thuốc gì?

  • Lamuzid 500/5 là thuốc được nghiên cứu và bào chế bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm SaVi với hai thành phần chính là Glibenclamid và Metformin hydroclorid. Thuốc Lamuzid 500/5 được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi bởi công dụng điều trị rất hiệu quả bệnh tiểu đường typ 2, thuốc được đăng ký với bộ y tế với số đăng ký là 893110056523.

Thông tin cơ bản

  • Số đăng ký: 893110056523
  • Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Nhóm thuốc: 
  • Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm SaVi
  • Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần

  • Glibenclamid 5mg; Metformin hydroclorid 500mg

Cơ chế tác dụng của Lamuzid 500/5

  • Metformin và glibenclamid có cơ chế và vị trí tác động khác nhau những tác động bổ sung cho nhau. Glibenclamid kích thích tuyến tụy tiết insulin trong khi metformin làm giảm tính đề kháng của tế bào với insulin bởi tác động ngoại biên (cơ xương) và tính nhạy cảm của gan với insulin.

Chỉ định của thuốc Lamuzid 500/5

  • Điều trị đái tháo đường týp II ở người lớn
  • Dùng trong điều trị bước hai, khi chế độ ăn, tập thể dục và điều trị bước đầu với metformin hoặc glibenclamid không mang lại hiệu quả kiểm soát đường huyết thích hợp.
  • Dùng để thay thế phác đồ điều trị kết hợp trước đó với metformin và glibenclamid ở bệnh nhân có đường huyết ổn định và được kiểm soát tốt.

Hướng dẫn sử dụng

Liều dùng

  • Liều dùng ban đầu: thường uống 1 viên Glibenclamide + Metformin 500mg/2,5mg vào trước bữa ăn sáng 30 phút. Nếu cần phải điều chỉnh liều, sau 2 tuần, tăng lên uống 1 viên Glibenclamide + Metformin 500mg/5mg
  • Liều tối đa: 2000 mg/ 20 mg/ ngày (4 viên Glibenclamide + Metformin 500mg/5mg/ ngày). Uống vào trước các bữa ăn.
  • Cần phải thăm dò liều cho từng người để tránh bị hạ glucose huyết.
  • Bệnh nhân phải tuân thủ chế độ ăn kiêng theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Khuyến cáo sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy thận
  • Đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị với metformin và đánh giá định kỳ sau đó.
  • Chống chỉ định metformin trên bệnh nhân có eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2
  • Không khuyến cáo khởi đầu điều trị với metformin ở bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30-45 mL/phút/1,73 m2.
  • Ở bệnh nhân đang sử dụng metformin và có eGFR giảm xuống dưới 45 mL/phút/1,73 m2, đánh giá nguy cơ – lợi ích khi tiếp tục điều trị.

Cách dùng:

  • Dùng đường uống.

Không sử dụng thuốc Lamuzid 500/5 cho đối tượng nào?

  • Dị ứng với metformin hydrochlorid, glibenclamid hoặc với các sulfonylurea khác hoặc sulfonamid hoặc với bất cứ tá dược nào trong thành phần của thuốc;
  • Đái tháo đường týp I (đái tháo đường phụ thuộc insulin), nhiễm toan thể ceton, tiền hôn mê đái tháo đường;
  • Bệnh nhân suy thận nặng (eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2).
  • Các trường hợp cấp tính có khả năng làm biến đổi chức năng thận như: mất nước, nhiễm trùng nặng, sốc, sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch các chất cản quang có iod;
  • Bệnh cấp tính hay mạn tính mà có thể gây nên tình trạng thiếu oxy mô như suy hô hấp hay suy tim, nhồi máu cơ tim gần đây, sốc;
  • Suy gan; Nhiễm độc rượu cấp tính, nghiện rượu;
  • Loạn chuyển hóa porphyrin;
  • Cho con bú;

Lưu ý khi sử dụng

  • Nhiễm acid lactic: Nhiễm acid lactic là một biến chứng về chuyển hóa rất hiếm gặp nhưng nghiêm trọng (nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời), có thể xảy ra do tích lũy metformin. Những trường hợp báo cáo về nhiễm acid lactic ở những bệnh nhân dùng metformin xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân đái tháo đường bị suy thận đáng kể. Có thể và nên giảm tỷ lệ nhiễm acid lactic bằng cách đánh giá các yếu tố nguy cơ khác có liên quan, như bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt, nhiễm ceton, nhịn đói kéo dài, nghiện rượu, suy gan và bất kỳ điều kiện nào liên quan với tình trạng thiếu oxy mô.
  • Chẩn đoán
    • Nguy cơ nhiễm acid lactic phải được xem xét trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu không đặc hiệu như vọp bẻ cơ với các rối loạn tiêu hóa như đau bụng và suy nhược trầm trọng.
    • Sau đó là các triệu chứng như hơi thở có mùi acid, đau bụng, hạ thân nhiệt, và hôn mê. Các kết quả chẩn đoán cận lâm sàng bao gồm giảm pH máu, nồng độ lactate huyết tương trên 5 mmol/l, và tăng khoảng anion và tỷ lệ lactate/pyruvate. Nếu nghi ngờ bị nhiễm toan chuyển hóa, nên ngưng thuốc và bệnh nhân cần được nhập viện ngay lập tức (xem mục Quá liều).
  • Hạ đường huyết
    • Vì thành phần có chứa sulphonylurea, Glibenclamide + Metformin có nguy cơ gây khởi phát cơn hạ đường huyết. Sau khi bắt đầu điều trị, một sự chỉnh liều lũy tiến có thể ngăn ngừa sự khởi phát cơn hạ đường huyết. Chỉ nên chỉ định điều trị nếu bệnh nhân tuân thủ một lịch trình bữa ăn đều đặn (bao gồm ăn sáng). Điều quan trọng là lượng carbohydrate đưa vào phải đều đặn vì nguy cơ hạ đường huyết tăng lên khi ăn muộn, khẩu phần carbohydrate không đầy đủ hoặc không cân đối. Hạ đường huyết có nhiều khả năng xảy ra trong trường hợp chế độ ăn uống hạn chế năng lượng, sau khi luyện tập thể dục cường độ cao hoặc kéo dài, khi uống rượu hoặc trong quá trình sử dụng một phối hợp của các tác nhân hạ đường huyết.
    • Chẩn đoán: Các triệu chứng hạ đường huyết là: đau đầu, đói, buồn nôn, nôn, cực kỳ mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, bồn chồn, hung hăng, giảm tập trung và phản ứng, trầm cảm, lẫn lộn, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thị giác, run rẩy, liệt và dị cảm, chóng mặt, mê sảng, co giật, ngủ gà, hôn mê, thở nông và nhịp tim chậm. Do sự điều hòa ngược gây ra bởi sự hạ đường huyết, có thể xuất hiện đổ mồ hôi, sợ hãi, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, hồi hộp, đau thắt ngực, loạn nhịp tim. Các triệu chứng sau có thể không có khi hạ đường huyết diễn tiến chậm, trong trường hợp bệnh thần kinh tự chủ hoặc khi bệnh nhân uống các thuốc chẹn beta, clonidine, reserpine, guanethidine hoặc chất kích thích giao cảm.

Tác dụng phụ

  • Thường gặp: chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng; ban, mày đay, cảm thụ với ánh sáng.
  • Ít gặp: loạn sản máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tủy, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, nhiễm acid lactic.
  • Hiếm gặp: Giảm thị lực tạm thời.

Cách bảo quản

  • Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

Sản phẩm tương tự

Nguồn: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc/index

Để biết thêm về giá của thuốc Lamuzid 500/5 (Hộp 3 vỉ x 10 viên) vui lòng liên hệ qua website: Xuongkhoptap.com hoặc liên hệ qua hotline: Call/Zalo: 0901796388.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Những thông tin trên không thể thay thế cho lời khuyên y tế. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn về các tương tác có thể xảy ra với tất cả các loại thuốc theo toa, không kê đơn, vitamin... mà bạn đang sử dụng.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ