Glyxambi

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Dược sỹ tư vấn 24/7.

Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá tốt nhất

Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.

Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.

Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (trọng lượng <2kg)


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất: 2024-06-01 11:17:48

Thông tin dược phẩm

Nhà sản xuất:
Số đăng ký:
400110016623
Hoạt chất:
Xuất xứ:
Đức
Đóng gói:
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Hạn dùng:
36 tháng
Dạng bào chế:
Viên nén

Video

Glyxambi là thuốc gì?

  • Glyxambi là thuốc được sử dụng để kiểm soát đường huyết cũng như là điều trị bệnh đái tháo đường dành cho người trưởng thành và trẻ em trên 18 tuổi. Thuốc Glyxambi được bào chế dưới dạng viên nén bao phim được sử dụng thuận tiện thông qua đường uống có thể uống bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân cao tuổi từ 75 trở lên vì có thể làm tăng nguy cơ suy giảm tuần hoàn, hạn chế sử dụng cho bệnh nhân trên 85 tuổi.

Thông tin cơ bản

  • Số đăng ký: 400110143323
  • Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Nhóm thuốc: Tim mạch - huyết áp
  • Nhà sản xuất: Boehringer Ingelheim Pharma GmbH & Co KG
  • Xuất xứ: Germany

Thành phần

  • Empagliflozin 25mg
  • Linagliptin 5mg

Chỉ định của thuốc Glyxambi

  • Glyxambi là thuốc phối hợp cố định liều của empagliflozin và linagliptin, được chỉ định cho bệnh nhân trưởng thành trên 18 tuổi mắc đái tháo đường tuýp 2 (tiểu đường tuýp 2) nhằm:
    • Cải thiện kiểm soát đường huyết khi metfomin và/hoặc sulphonylurea (SU) và một trong các đơn thành phần của Glyxambi chưa đem lại sự kiểm soát đường huyết tốt.
    • Khi đang được điều trị với phối hợp empagliflozin và linagliptin ở dạng đơn lẻ.

Liều dùng

  • Cách dùng
    • Thuốc Glyxambi dạng viên nén bao phim dùng đường uống, có thể được dùng cùng hoặc không cùng thức ăn và vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
  • Liều dùng
  • Liều khuyến cáo
    • Liều khởi đầu của Glyxambi được khuyến cáo là 10 mg/5 mg (empagliflozin 10mg/ linagliptin 5mg), 1 lần/ngày.
    • Ở bệnh nhân dung nạp Glyxambi 10mg/5mg uống 1 lần/ngày và cần kiểm soát thêm đường huyết, liều có thể tăng lên Glyxambi 25 mg/5mg (empagliflozin 25 mg/linagliptin 5mg), uống 1 lần/ngày.
  • Bệnh nhân suy thận
    • Không khuyến cáo sử dụng Glyxambi cho bệnh nhân có mức lọc cầu thận eGFR < 30 ml/phút/1,73 m2.
    • Không cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân có mức lọc cầu thận eGFR ≥ 30 ml/phút/1,73 m2.
  • Bệnh nhân suy gan
    • Không khuyến cáo hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan.
  • Bệnh nhân cao tuổi
    • Khuyến cáo không cần hiệu chỉnh liều theo tuổi. Kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân từ 85 tuổi trở lên còn hạn chế do vậy không khuyến cáo bắt đầu điều trị bằng Glyxambi cho nhóm quần thể bệnh nhân này.
  • Trẻ em
    • Độ an toàn và hiệu quả của Glyxambi ở trẻ em dưới 18 tuổi chưa được thiết lập. Không khuyến cáo sử dụng Glyxambi bệnh nhân dưới 18 tuổi.
  • Điều trị phối hợp
    • Khi dùng Glyxambi phối hợp với một sulphonylurea hoặc insulin, có thể cân nhắc dùng sulphonylurea hoặc insulin liều thấp hơn để giảm nguy cơ hạ đường huyết.
  • Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Đối tượng sử dụng

  • Người trưởng thành và trẻ em mắc bệnh kể trên nhận được chỉ định của bác sĩ.

Không sử dụng thuốc Glyxambi cho đối tượng nào?

  • Quá mẫn với empagliflozin hoặc linagliptin hoặc bất cứ thành phần tá dược nào.

Lưu ý khi sử dụng

  • Không nên dùng Glyxambi cho bệnh nhân đái tháo đường týp 1.
  • Đái tháo đường nhiễm toan ceton
    • Các trường hợp đái tháo đường nhiễm toan ceton (DKA), tình trạng nghiêm trọng đe dọa tính mạng đòi hỏi phải nhập viện cấp cứu, đã được ghi nhận trên bệnh nhân được điều trị bằng empagliflozin, bao gồm cả các trường hợp tử vong. Trong một số trường hợp được báo cáo, biểu hiện lâm sàng không điển hình chỉ với tăng nồng độ glucose máu ở mức độ trung bình, dưới 14 mmol (250 mg/dl).
    • Nguy cơ đái tháo đường nhiễm toan ceton cần được lưu ý trong trường hợp có các triệu chứng không đặc hiệu như buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, khát quá mức, khó thở, lẫn lộn, mệt mỏi hoặc buồn ngủ bất thường.
    • Bệnh nhân cần được đánh giá nguy cơ nhiễm toan ceton ngay lập tức nếu có xuất hiện các dấu hiệu này, nồng độ glucose trong máu. Nếu nghi ngờ nhiễm toan ceton, nên ngừng dùng Glyxambi ngay, nên đánh giá bệnh nhân và phải tiến hành điều trị kịp thời
    • Bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm toan ceton trong khi dùng Glyxambi bao gồm các bệnh nhân có chế độ ăn rất ít carbohydrate (do yếu tố kết hợp này có thể làm cơ thể sản sinh thêm ceton), bệnh nhân bị bệnh cấp tính, rối loạn tuyến tụy gây thiếu hụt insulin (như đái tháo đường tuýp 1, tiền sử viêm tụy hoặc phẫu thuật tụy), giảm liều insulin (bao gồm cả suy giảm bơm insulin), nghiện rượu, mất nước nghiêm trọng và bệnh nhân có tiền sử nhiễm toan ceton. Nên thận trọng khi dùng Glyxambi cho những bệnh nhân này. Nên thận trọng khi giảm liều insulin. Trên bệnh nhân điều trị bằng Glyxambi nên theo dõi tình trạng nhiễm toan ceton và tạm thời ngưng dùng Glyxambi trong trường hợp bệnh cảnh lâm sàng cho thấy có khả năng nhiễm toan ceton (như nhịn ăn kéo dài do các bệnh cấp tính hoặc phẫu thuật). Trong những trường hợp này, cần cân nhắc kiểm soát ceton, kể cả khi đã dùng điều trị với Glyxambi.
  • Viêm cân mạc hoại tử vùng đáy chậu (hoại tử Fourier)
    • Đã có báo cáo hậu mãi về các trường hợp viêm cân mạc hoại tử vùng đáy chậu (hay còn gọi là hoại tử Foumier), một dạng nhiễm khuẩn hoại tử hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng, trên bệnh nhân đái tháo đường nam và nữ đang điều trị bằng các thuốc ức chế SGLT2 bao gồm empagliflozin. Hậu quả nghiêm trọng bao gồm nhập viện, đa phẫu và tử vong.
  • Hạ glucose máu
    • Trong các thử nghiệm lâm sàng với linagliptin hoặc empagliflozin là một phần của liệu pháp phối hợp với các tác nhân không gây hạ glucose máu (như metformin, các thiazolidinedion), tỷ lệ hạ glucose mẫu được ghi nhận với linagliptin hoặc empagliflozin tương tự với bệnh nhân dùng giả dược. Nên thận trọng khi dùng Glyxambi phối hợp với sulphonylurea hoặc insulin. Có thể cân nhắc giảm liều của sulphonylurea hoặc insulin.
  • Viêm tụy
    • Đã có báo cáo sau khi đưa thuốc ra thị trường về trường hợp viêm tụy cấp ở bệnh nhân dùng linagliptin. Nên ngừng dùng Glyxambi nếu nghi ngờ bị viêm tụy.
  • Sử dụng cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận Không khuyến cáo dùng Glyxambi cho bệnh nhân có mức lọc cầu thận eGFR < 30 ml/phút 1,73 m2.
  • Theo dõi chức năng thận
    • Với cơ chế hoạt động của thuốc, hiệu quả của empagliflozin phụ thuộc vào chức năng thận. Do đó, khuyến cáo đánh giá chức năng thận trước khi bắt đầu điều trị bằng Glyxambi và định kỳ trong quá trình điều trị tối thiểu là hàng năm.
  • Sử dụng cho bệnh nhân có nguy cơ suy giảm tuần hoàn
    • Dựa trên cơ chế hoạt động của các thuốc ức chế SGLT - 2, các thuốc lợi tiểu thẩm thấu kèm theo điều trị thải đường qua nước tiểu có thể dẫn đến giảm huyết áp ở mức độ trung bình. Do đó, cần thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân có nguy cơ hạ huyết áp gây ra bởi empagliflozin như bệnh nhân bị bệnh tim mạch, bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc chống tăng huyết áp có tiền sử hạ huyết áp hoặc bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên.
    • Trong trường hợp có thể dẫn đến mất dịch (như bệnh đường tiêu hóa), khuyến cáo theo dõi cẩn thận thể tích tuần hoàn (như thăm khám, đo huyết áp, các xét nghiệm bao gồm cả haematocrit) và các chất điện giải cho bệnh nhân dùng empagliflozin. Nên cân nhắc tạm ngừng điều trị bằng Glyxambi cho đến khi tình trạng mất dịch được điều chỉnh.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
    • Trong các thử nghiệm lâm sàng gộp, mù đôi có đối chứng placebo trong thời gian từ 18 đến 24 tuần, tần suất nhiễm trùng đường tiết niệu nói chung được ghi nhận như một biến cố bất lợi tương tự ở nhóm bệnh nhân điều trị bằng empagliflozin 25mg và nhóm dùng giả dược và cao hơn nhóm bệnh nhân điều trị bằng empagliflozin 10mg.
    • Các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng sau khi lưu hành như viêm thận, bể thận hoặc nhiễm khuẩn huyết từ đường tiết niệu đã được báo cáo ở bệnh nhân điều trị với empagiflozin. Nên cân nhắc tạm thời ngừng dùng Glyxambi cho bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu biến chứng.
  • Bóng nước dạng pemphigoid
    • Đã có báo cáo về trường hợp bị bọng nước dạng pemphigoid ở bệnh nhân dùng linagliptin. Nên ngưng dùng Glyxambi nếu nghi ngờ bị bọng nước dạng pemphigoid.
  • Bệnh nhân cao tuổi
    • Bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên có thể tăng nguy cơ bị suy giảm tuần hoàn, do đó nên thận trọng khi kê đơn Glyxambi cho những bệnh nhân này. Kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân từ 85 tuổi trở lên còn hạn chế. Không khuyến cáo bắt đầu điều trị bằng Glyxambi cho nhóm bệnh nhân này.

Tác dụng phụ

  • Nhiễm khuẩn và nhiễm kí sinh trùng:
    • Phổ biến: Nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm thận bể thận và nhiễm khuẩn huyết từ đường tiết niệu).
    • Phổ biến: Viêm âm đạo do nấm, viêm âm hộ - âm đạo, viêm bao quy đầu và các nhiễm trùng đường sinh dục khác.
    • Phổ biến: Viêm mũi họng.
    • Hiếm gặp: Viêm cân mạc hoại tử vùng đáy chậu (hoại tử Foumier).
  • Rối loạn hệ miễn dịch:
    • Không phổ biến: Quá mẫn.
    • Không phổ biến: Phù mạch, mề đay.
    • Rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng:
    • Phổ biến: Hạ glucose máu (khi sử dụng cùng sulphonylurea hoặc insulin).
    • Phổ biến: Khát.
    • Hiếm gặp: Nhiễm toan ceton.
  • Các rối loạn mạch:
    • Không phổ biến: Giảm thể tích tuần hoàn.
    • Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất:
    • Phổ biến: Ho.
    • Rối loạn tiêu hóa:
    • Phổ biến: Táo bón.
    • Không phổ biến: Viêm tụy.
    • Hiếm gặp: Loét miệng.
  • Rối loạn da và mô dưới da:
    • Phổ biến: Phát ban.
    • Phổ biến: Ngứa.
    • Không biết: Bọng nước kiểu pemphigoid.
    • Rối loạn thận và hệ tiết niệu:
    • Phổ biến: Tăng tiểu tiện.
    • Không phổ biến: Bí tiểu.
    • Rất hiếm gặp: Viêm mô kẽ ống thận.
  • Xét nghiệm:
    • Phổ biến: Tăng armylase.
    • Phổ biến: Tăng lipase.
    • Không phổ biến: Tăng haematocrit.
    • Không phổ biến: Tăng lipid huyết thanh.
    • Không phổ biến: Tăng creatinin máu/giảm tốc độ lọc cầu thận.

Cách bảo quản

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

Sản phẩm tương tự

Nguồn: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc/index

Để biết thêm về giá của thuốc Glyxambi (Hộp 3 vỉ x 10 viên) vui lòng liên hệ qua website: Xuongkhoptap.com hoặc liên hệ qua hotline: Call/Zalo: 0901796388.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Những thông tin trên không thể thay thế cho lời khuyên y tế. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn về các tương tác có thể xảy ra với tất cả các loại thuốc theo toa, không kê đơn, vitamin... mà bạn đang sử dụng.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ